Hotline: 0979 902 062
Trang chủ / tìm hiểu thêm về hạt nhựa / TỔNG HỢP QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT NHỰA TÁI SINH HDPE
QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT NHỰA TÁI SINH HDPE
Hạt nhựa tái sinh HDPE được tiến hành sản xuất từ nguồn nguyên liệu là phế liệu nhựa sạch. Phế liệu này gồm có các màu xanh dương, màu đỏ, màu xanh lá cây, màu vàng và màu đen. Nguồn phế liệu này đã trải quá quá trình chọn lọc, phân loại kỹ lưỡng, làm sạch và sấy khô trước khi đưa tiến hành tạo hạt.
Quy trình sản xuất theo mô hình hiện đại và khép kín. Các vấn đề về môi trường và chất lượng sản phẩm được ưu tiên hàng đầu. Đội ngũ kỹ thuật và công nhân đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đáp ứng được mọi yêu cầu về mặt kỹ thuật, số lượng, chất lượng và giá cả của khách hàng. Nhựa HDPE tái sinh được sản xuất từ các sản phẩm nhựa nguyên sinh HDPE tái chế đã qua sử dụng. Ví dụ như một số loại ống, bao bì nhựa hay các loại sản phẩm nhựa gia dụng. Rác thải nhựa sau khi thu gom được tiến hành phân loại, bằm nhỏ, giặt sạch và sấy khô sẽ được cho vào máy tạo hạt.
1. Tổng quát quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh HDPE 
Quy trình tái chế rác thải nhựa sản xuất ra thành phẩm là hạt nhựa tái sinh HDPE gồm có 4 giai đoạn chính yếu.
Tổng quát quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh HDPE
➝ Giai đoạn 1: Phân loại phế thải nhựa thu gom
Công đoạn này thường sẽ được tiến hành thủ công để có thể phân loại và làm sạch từng loại phế thải nhựa riêng biệt như: HDPE, PP, PVC, PS,... Tuy nhiên, mức độ phân loại rác thải nhựa ở mỗi nơi sẽ khác nhau. Tuỳ thuộc vào các yêu cầu của nhà sản xuất mà nhà máy sẽ phân phối. Nhựa phế liệu sẽ được tiến hành phân loại ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình tái chế. Chúng sẽ được phân loại theo tiêu chí màu sắc, nguồn gốc, theo loại,.. Mức tiền công thấp nhưng lại cần nhiều nhân công nên công nhân thực hiện công đoạn này chủ yếu vẫn là phụ nữ và trẻ em.
➝ Giai đoạn 2: Xay bằm nhỏ và phơi khô phế thải nhựa
Phế thải nhựa nguyên sinh HDPE sau khi được phân loại và làm sạch sẽ được đưa vào máy xay để tiến hành xay nhỏ. Tiếp đó chúng được chuyển vào bể nước để ngâm và sửa sạch các loại chất bẩn bám trên bề mặt. Sau đó, các mẫu nhựa sẽ được đem đi phơi khô trên những bãi đất trống. Tiếp đến là tiến hành đóng bao và vận chuyển chúng đến các cơ sở tạo hạt để tiếp tục quy trình.
➝ Giai đoạn 3: Tiến hành tạo hạt và ó keo
Đến giai đoạn này, những mẫu nhựa phế liệu HDPE sẽ được đưa đi xay nhuyễn và pha màu theo như yêu cầu sản xuất. Sau đó, những mẫu nhựa này sẽ được đun đến nóng chảy trong một ống dài và được trục ép đẩy qua tấm lưới. Chúng tạo thành những sợi nhựa thưa với đường kính khoảng từ 0.3 - 0.4 cm. Tiếp theo, những sợi nhựa này được dẫn trực tiếp qua bể nước lạnh để làm đông cứng sợi nhựa. Cuối cùng, những sợi nhựa này sẽ được đem đi cắt ra thành những hạt nhựa nhỏ. Từ đó, quá trình vận chuyển trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Tuỳ vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà hạt nhựa tái sinh HDPE sẽ được pha thêm màu sắc phù hợp.
➝ Giai đoạn 4: Sản xuất sản phẩm mới
Hạt nhựa HDPE tái sinh sau khi được tạo thành sẽ được vận chuyển đến những cơ sở sản xuất tạo thành sản phẩm. Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm được sản xuất ra mà sẽ có những loại máy móc, thiết bị khác nhau.
2. Quy trình sản xuất hạt nhựa tái sinh HDPE từ túi nhựa
Công nghệ tái chế các loại túi nhựa tạo hạt nhựa HDPE tái sinh bao gồm các bước dưới đây.
➝ Bước 1: Tiến hành phân loại túi nhựa được thu gom từ rác thải sinh hoạt
Tương tự như phương pháp tái trên, đây là công đoạn được tiến hành thủ công là chủ yếu. Các loại chất thải vô cơ và hữu cơ sẽ được công nhân tiến hành phân loại trực tiếp bằng tay. Trong chất thải vô cơ sẽ lại phân lại những loại chất thải có thể tái chế, trong đó có túi nhựa.
➝ Bước 2: Tiến hành công đoạn ủ tự nhiên
Ở giai đoạn này, người ta sẽ làm giảm hàm lượng dầu bám trên các túi nhựa hay các chất hữu cơ còn sót lại. Quá trình này chủ yếu dựa vào những loại vi sinh vật sẵn có trong các chất bẩn bám trên túi trong suốt quá trình sử dụng. Thời gian tiến hành ủ trong giai đoạn này có thể kéo dài khoảng từ 10 đến 15 ngày. Đến khi hàm lượng dầu và chất hữu cơ bám trên các túi nhựa giảm xuống còn 65 - 70% thì có thể tiến hành đưa vào sản xuất. Giai đoạn này sẽ phát sinh ra mùi hôi thối do quá trình phân các chất hữu cơ bám trên túi nhựa.
➝ Bước 3: Tiến hành công đoạn bằm và rửa sạch
Túi nhựa đã qua quá trình ủ tự nhiên sẽ được tiếp tục chuyển đến công đoạn bằm và rửa. Công đoạn này được tiến hành để làm sạch các loại chất bẩn còn bám dính trên túi. Trước khi bằm, các túi nhựa sẽ được đưa vào máy giũ để giũ sạch các loại chất hữu cơ còn sót lại. Nhằm mục đích giảm thiểu lượng hoá chất và nước thải trong giai đoạn rửa. Sau đó, chúng sẽ được đưa vào máy bằm và bằm thành những miếng nhỏ để thuận tiện cho giai đoạn tiếp theo là rửa.
Phế thải nhựa được bằm thánh từng miếng nhỏ
Đến giai đoạn rửa, hỗn hợp sẽ được thêm vào hoá chất tẩy rửa nhằm tăng khả năng loại bỏ đi các chất bẩn bám dính trên túi nhựa. Giai đoạn này sẽ tiêu tốn một lượng lớn nước thải với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ và chất tẩy rửa. Tuy nhiên, để hạn chế lượng nước thải phát sinh nhiều các nhà máy đã tiến hành xử lý sơ bộ và tiến hành tuần hoàn tái sử dụng lượng nước này.
➝ Bước 4: Tiến hành công đoạn phơi khô
Sau khi đã được rửa sạch túi nhựa sẽ được phơi khô ở các sân phơi. Với phương pháp như hiện nay thì giai đoạn này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng thời tiết. Do đó, một khi thời tiết thay đổi sẽ tác động đến những công đoạn sản xuất tiếp theo nếu như không có kế hoạch dự trữ hợp lý.
➝ Bước 5: Tiến hành công đoạn giũ
Công đoạn này có mục đích giũ bỏ các loại bụi bẩn hay cát bám trên các loại túi nhựa trong suốt quá trình phơi khô. Có thể loại bỏ trực tiếp công đoạn này nếu thay công đoạn phơi khô bằng phương pháp sấy
➝ Bước 6: Tiến hành công đoạn nghiền nhỏ
Những mẫu túi nhựa sau khi giũ bỏ các loại bụi bẩn sẽ được tiến hành nghiền nhỏ thêm một lần nữa trước khi đưa vào máy đùn.
➝ Bước 7: Tiến hành công đoạn đùn
Túi nhựa sau khi đã được nghiền nhỏ lần cuối sẽ được tiến hành đưa vào máy đùn hai cấp. Ở đây, các túi nhựa sẽ được nung chảy đùn ép thành sợi và tiến hành làm nguội. Đây là giai đoạn gia nhiệt làm nóng chảy túi nhựa do đó sẽ sản sinh ra lượng nhỏ khói và mùi. Đặc biệt, nước dùng để làm nguội trong quá trình này không cần xử lý lại mà có thể làm nguội và đưa vào tuần hoàn tái sử dụng lại.
➝ Bước 8: Tiến hành công đoạn cắt hạt
Sau khi kết thúc giai đoạn đùn nhựa thành dạng sợi, những sợi nhựa này sẽ được chuyển qua máy cắt hạt. Cuối cùng tiến hành cắt sợi nhựa thành những hạt nhỏ đều nhau.
➝ Bước 9: Tiến hành công đoạn đóng gói sản phẩm
Hạt nhựa tái sinh HDPE thành phẩm sau khi cắt sẽ được cân ký đem đi đóng bao và tiến hành mang đi phân phối ra ngoài thị trường. Với công nghệ sản xuất hiện tại để có được 3 tấn hạt nhựa HDPE tái sinh thành phẩm cần đến 10 tấn túi nhựa phế liệu. Đồng nghĩa với tỷ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất rơi vào khoảng tầm từ 65 - 67%. Hiện nay, những loại hạt nhựa tái sinh HDPE từ túi nhựa được dùng để sản xuất các loại bao bì nhựa HDPE tái sinh, ống nước đen. Hay trong quá trình sản xuất các loại ống nhựa khác hay một số sản phẩm nhựa có chất lượng thấp chúng sẽ được pha trộn thêm vào trong.
DANH MỤC SẢN PHẨM
Có thể bạn quan tâm
*DỊCH VỤ CÙNG LĨNH VỰC
Nói một cách đơn giản nhất, mỗi lớp lót sẽ khác nhau tùy theo độ dày và tính linh hoạt của nó. Sự khác biệt chính giữa các loại nhựa khác nhau là cách cấu trúc tế bào của chúng, hoặc các phân tử liên kết với nhau và chúng được hình thành chặt chẽ như thế nào.
Là dòng hạt nhựa nguyên sinh sở hữu rất nhiều tính năng nổi bật. Chính vì thế nó đã và đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Mặc dù rất phổ biến nhưng không hẳn ai cũng biết đến dòng hạt nhựa nguyên sinh chất lượng cao này.
Sản phẩm tạo ra từ quá trình trùng phân từ Etylen tỷ trọng cao trong môi trường áp suất thấp. Kết hợp với các loại chất xúc tác như Crom, Silloc Catalyts,... Được tái chế từ các loại rác thải nhựa thu gom có chất liệu là HDPE nguyên sinh hoặc chính nó.
Hạt HDPE được tiến hành sản xuất từ phế liệu nhựa sạch. Phế liệu này gồm có các màu xanh dương, màu đỏ, màu xanh lá cây, màu vàng và màu đen. Nguồn phế liệu này đã trải quá quá trình chọn lọc, phân loại kỹ lưỡng, làm sạch và sấy khô trước khi đưa tiến hành tạo hạt.
Nhựa nguyên sinh và nhựa tái chế đều là những loại nhựa có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Vậy phân biệt nhựa nguyên sinh và nhựa tái chế như thế nào để sử dụng nhựa đúng cách? Cùng tìm hiểu bài viết này để bạn có cho mình câu trả lời tốt nhất nhé!
Sự khác nhau về cấu trúc phân tử, thuộc tính hàn dán và ứng dụng khác nhau của LLDPE & LDPE. Xem bảng so sánh chi tiết, ta có thể nhận thấy LLDPE có nhiều thuộc tính tốt hơn LDPE. Do đó gần đây LLDPE được dùng nhiều trong các lĩnh vực.
Trong các loại hạt nhựa tái sinh thì HDPE mà một trong những hạt có nhiều ưu điểm vượt trội. Đặc biệt là đặc tính bền, dẻo, dễ dàng tạo hình sản phẩm khả năng chịu nhiệt tốt (từ - 40˚C đến 90˚C) chống ẩm hiệu quả và kháng hóa rất tốt.
Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Khánh Huyền Anh - Hơn 10 năm chuyên sản xuất và tái chế hạt nhựa tái sinh HDPE, LDPE và PP với nhiều ứng dụng phong phú. Chúng tôi cam kết Cung cấp sản phẩm với số lượng lớn và ổn định cho các nhà máy, cơ sở sản xuất nhựa.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI KHÁNH HUYỀN ANH
Địa chỉ: Lô C1 Khu Làng Nghề Minh Khai, Thị trấn Như Quỳnh, Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam
Hotline: 0979 902 062
Email: khanhhuyenanh2017@gmail.com
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI KHÁNH HUYỀN ANH
Địa chỉ: Lô C1 Khu Làng Nghề Minh Khai, Thị trấn Như Quỳnh, Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam
Giấy phép ĐKKD số 0901139800 - Do: Sở Kế Hoạch & Đầu Tỉnh Hưng Yên cấp ngày 10/05/2023
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Kim Thoa
@ Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI KHÁNH HUYỀN ANH. Designed by Trang vàng Việt Nam.